Nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật đầu tiên phải đảm bảo được sự an toàn cao khi sử dụng. Vì vậy phần sàn nhà cần phải được lưu ý sử dụng các giải pháp chống trơn trượt giúp người khuyết tật dễ dàng khi di chuyển. Việc lựa chọn các gạch lát nền chống trơn, loại mặt nhám là giải pháp giúp giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra bạn lưu ý độ dốc sàn phòng tắm với độ dốc phù hợp, vừa đảm bảo nước thoát nhanh giảm sàn nhanh khô. Còn đảm bảo độ dốc phù hợp để dễ dàng di chuyển. Ngoài lựa chọn các gạch chống trơn trượt có thể sử dụng thêm các loại dung dịch sản phẩm chống trơn trượt.
Với các phòng tắm trải thêm thảm chống trơn trượt cần cân nhắc kỹ về vấn đề dịch chuyển của thảm cũng gây khó khăn hơn, dễ vấp ngã cho người khuyết tật.
Cửa ra vào nhà vệ sinh cho người khuyết tật cần phải có đủ độ rộng để xe lăn hoặc nạng có thể đi qua dễ dàng.
Với 3 mẫu thiết kế nhà vệ sinh khác nhau sẽ có 3 tiêu chuẩn cửa ra vào khác nhau:
Với những nhà vệ sinh được thiết kế với lối đi thẳng thì kích thước không được nhỏ hơn 2700 x 1000mm - đối với cửa mở vào trong. Đối với cửa mở ra ngoài kích thước không được nhỏ hơn 1900mm x 1000mm.
Với những nhà vệ sinh được thiết kế có một lối đi thì kích thước tối thiểu phải đạt 1500mm x 1450mm.
Việc lựa chọn lắp đặt loại cửa nào cũng là vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng khi xây dựng nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Thường thì loại cửa xếp hoặc cửa kéo lùa không quá khó để mở là lựa chọn phù hợp nhất.
Thường thì những người khuyết tật sẽ gặp khó khăn trong di chuyển rất trong việc đóng mở cánh vào bên trong hay bên ngoài sẽ không phù hợp.
Xung quanh bồn cầu cần phải lắp tay vịn để người dùng dễ dàng bám vào để sử dụng khi đứng lên, ngồi xuống và di chuyển.Chiều dài tối thiểu là 1000mm và chiều cao tối thiểu là 900mm.
Chiều cao tiêu chuẩn của chậu rửa 70cm và không được vượt quá 85cm.
Với độ cao này người khuyết tật có thể ngồi xe đẩy rửa tay được. Họ khó có thể đứng và cúi để sử dụng chậu rửa như những người bình thường. Việc bố trí chậu rửa cần phải chú ý về chiều cao của chậu rửa để người khuyết tật có thể sử dụng được.
Đặc biệt là lưu ý khu vực dưới chậu rửa phải để khoảng trống để người ngồi xe lăn có thể sử dụng. Nên lắp đặt loại chậu rửa có độ dốc được thiết kế phù hợp cho người khuyết tật. này để người hạn chế về khả năng vận động có thể sử dụng dễ dàng. Có những chậu rửa có độ dốc được thiết kế dành riêng cho người khuyết tật.
Với mong muốn tự muốn vệ sinh,tắm rửa trong phạm vi cho phép. người khuyết tật cần được thiết kế nhà vệ sinh phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật, chiều cao hộp đựng giấy vệ sinh cách mặt sàn tối thiểu là 400 mm và tối đa là 1200 mm. Khoảng cách hộp đựng giấy cách mép trước bệ xí một khoảng từ 180- 230 mm.
Nếu lắp phía tay vịn khoảng cách từ hộp giấy vệ sinh cách tay vịn tối thiểu khoảng cách là 40mm. Nếu lắp phía trên tay vịn, khoảng cách không nhỏ hơn 300 mm.
Xung quanh bồn cầu cần thiết phải lắp đặt tay vịn nằm ngang. Với tay vịn ngang thì chiều dài tối tiểu của tay vịn là 1000mm, cách mặt tường phía sau là 300mm. Độ cao tính từ mặt sàn là 900mm
Tay vịn nằm ngang ở mặt tường sau có chiều dài tối thiểu là 600mm và độ cao lắp đặt là 900mm.
Nếu bạn đang quan tâm cần tư vấn thêm về các thiết bị vệ sinh bạn có thể tham quan trực tiếp tại các địa chỉ SHOWROOM HẢI LINH Hoặc liên hệ Hotline 1900 599828 để được tư vấn những ưu đãi hấp dẫn nhất.
Biên tập viên: Hải linh
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan