Để thi công gạch kính lấy sáng cần phải có kỹ năng chuyên môn và am hiểu về loại gạch này. Gạch kính thuộc top những vật liệu khó trong quá trình xây dựng. Hải Linh đã tổng hợp thông tin chi tiết để hướng dẫn quý khách thi công gạch kính lấy sáng đúng và chuẩn nhất như sau:
Bước đầu tiên quan trọng nhất là lựa chọn gạch kính phù hợp với công trình. Đối với nơi đón được nhiều ánh sáng, quý khách có thể lựa chọn loại khối có diện tích rộng, còn với khối mỏng phù hợp với khu vực cửa sổ.
Đây là bước tuy đơn giản nhưng quan trọng nhất. Vì nếu chọn sai sẽ gặp nhiều rắc rối như công trình không như dự kiến ban đầu, tốn kém thời gian và chi phí.
Xác định diện tích công trình mà gia chủ muốn sử dụng. Dùng thước cuộn đo chính xác chiều dài và chiều rộng của khu vực thi công. Sau đó, tính diện tích không gian và tính số lượng gạch kính cần thiết để thi công.
Ví dụ: Chiều dài và chiều rộng khu vực thi công là 1.2m và 1.8m.
Diện tích không gian: 1.2x1.8 = 2.16m2
Gạch kính kích thước: 20x20cm, diện tích của 1 viên gạch là 0.02x0.02= 0.04m2
Vậy số lượng gạch cần thiết là: 2.16 : 0.04 = 54 viên
Nếu trong trường hợp ra số lẻ như 54,5 viên thì bạn hãy làm tròn xuống 54 viên vì bạn không thể cắt gạch kính, vì chúng sẽ vỡ vụn và không thể sử dụng.
Cách tính số lượng viên gạch kính cần thiết
Để quá trình thi công suôn sẻ, quý khách cần có sơ đồ kế hoạch công trình để sử dụng toàn bộ khối. Vì tính chất của gạch kính là không thể cắt giảm đi.
Khoảng cách giữa các viên gạch, khung, bức tường hay cửa sổ từ 0.6cm - 1cm. Trong trường hợp, gạch kính lấy sáng không thể lấp đầy diện tích không gian thì cần chèn thêm gỗ hoặc các vật liệu khác phù hợp.
Nếu không có sơ đồ hướng dẫn cụ thể, sẽ gây ra sự lộn xộn, sắp xếp không đúng thứ tự dẫn đến kém thẩm mỹ cho công trình thi công.
Quý khách cần tuân thủ và đọc kỹ hướng dẫn trộn vữa của nhà sản xuất khuyến cáo. Trộn vữa vừa đủ trong một giờ sử dụng là tốt nhất, để tránh trường hợp trộn nhiều quá dẫn đến không dùng kịp, vón cục và lãng phí.
Tỷ lệ trộn vữa được nhiều nhà sản xuất gợi ý là:
10kg bê tông
10kg cát
0,3kg keo ướt
3kg nước
Trộn đều hỗn hợp lại với nhau theo đúng tỷ lệ. Độ nhão vừa phải.
Đặt khối đầu tiên: Sử dụng 1 cái bay và bắt đầu trải một lớp vữa mỏng lên bề mặt khối. Bạn nên bắt đầu ở góc tường để có độ chính xác nhất. Hãy đặt kính ngay xuống sau khi trải vữa xong để tránh bị khô cứng
Đặt khối tiếp theo: Sau đó trải vữa lên một mặt khối tiếp theo để khi đặt nó bên cạnh khối đầu tiên vữa được lấp đầy không gian giữa các khối với nhau. Làm giống như thế với các khối tiếp theo
Không gian giữa khối cuối và tường hay góc, khung hoặc cửa sổ sẽ được lấp đầy với giải mở rộng để phù hợp với sự thay đổi của nhiệt độ
Lắp các khối gạch cẩn thận và đều nhau
Sử dụng miếng đệm giúp đảm bảo không gian giữa các khối được đồng nhất và vữa giữa các hàng sẽ không bị ép ra khỏi các hàng thấp hơn
Quý khách có thể tìm và sử dụng đinh chữ T hoặc chữ L để đảm bảo khoảng cách giữa các khối trên một hàng và các hàng với nhau.
Để thi công gạch kính lấy sáng thuận lợi hơn, cứ mỗi 30cm quý khách cần có thêm thanh gia cố chịu lực để tăng tính chịu lực và ổn định hơn cho khối thủy tinh đang tiến hành.
Gia cố gạch kính bằng thanh chịu lực
Quét vữa vào thêm các đường nối hở giữa các viên gạch kính lấy sáng
Làm sạch bề mặt dính cát, hồ vữa, bụi bẩn bằng miếng vải mềm ẩm
Cuối cùng, quý khách hãy sử dụng bí thường xuyên giữa các khối và tường hoặc dùng khung bằng keo silicon giữa các khối để hoàn thiện công trình.
Sau đó, để chúng khô lại trong 24h.
Vậy là quý khách đã hoàn thành các bước trong thi công gạch kính lấy sáng chuẩn và chính xác nhất.
Hiện nay, trên thị trường bao gồm 2 loại gạch kính chính được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhiều nhất. Đó là gạch kính lấy sáng Indonesia và Thái Lan. Để thi công gạch kính lấy sáng, quý khách có thể tham khảo và mua một trong hai loại gạch này.
Gạch kính với nhiều mức giá khác nhau
Giá gạch kính lấy sáng dao động từ 40.000- 70.000 VNĐ/viên. Tùy theo mẫu mã, kích thước, nguồn gốc xuất xứ mà giá thành có thể khác nhau. Vậy giá thành khi thi công gạch kính lấy sáng có diện tích 1m2 sẽ dao động từ 1.200.000 -3.000.000 VNĐ/m2.
Đối với những loại nhập khẩu với màu sắc khác biệt thì giá mỗi viên gạch kính có thể lên tới 100.000-170.000 VNĐ/viên. Dựa vào tình hình tài chính của gia chủ, có thể lựa chọn loại gạch kính có giá thành phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Gạch kính lấy sáng đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người tiêu dùng. Quý khách hàng có thể sử dụng gạch kính cho nhiều mục đích khác nhau trong căn nhà của mình. Một số lưu ý mà gia chủ cần biết khi sử dụng gạch kính lấy sáng như sau:
Không phân biệt vị trí hay công năng sử dụng của gạch kính lấy sáng, vừa có thể phân vùng, làm cửa sổ, vừa có thể dùng trang trí các khu vực khác.
Không sử dụng gạch kính lấy sáng với mục đích để xây tường chịu lực.
Khi thi công gạch kính lấy sáng, khối lắp đặt luôn phải nằm trong một khung để được bảo vệ, để tránh va đập.
Gạch kính lấy sáng không được cắt nhỏ trong quá trình thi công, giữ nguyên hình dáng viên gạch kính ban đầu, cùng kích thước và nguồn gốc.
Dùng khăn ẩm lau chùi gạch kính thường xuyên để giữ độ sáng bóng và sạch sẽ.
Qua bài viết, Hải Linh hi vọng quý khách có thể nắm vững kỹ thuật và các bước trong quá trình thi công gạch kính lấy sáng. Đây là một kỹ thuật khá khó, đòi hỏi những người thợ thi công cẩn thận và áp dụng đúng quy trình. Để lựa chọn đại lý phân phối gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh chính hãng, uy tín, hãy liên hệ ngay với Hải Linh để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất nhé!
Biên tập viên: Hải linh
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan