1. Khi nào nên thông bồn cầu bằng nước nóng?
Tùy vào tình trạng tắc nghẽn mà có thể ứng dụng các cách thông bồn cầu khác nhau. Dưới đây là các trường hợp nên áp dụng
cách thông tắc bồn cầu bằng nước nóng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Tắc nghẽn do giấy vệ sinh gây ra: Các tình trạng nghẹt nhẹ, nước thoát chậm phần lớn là do giấy vệ sinh gây ra. Chính vì vậy, việc sử dụng nước nóng sẽ nhanh chóng tác động hiệu quả và giúp cho bồn cầu hoạt động lại bình thường. Nước nóng sẽ có khả năng đẩy nhanh sự phân rã của giấy vệ sinh đang chặn đứng đường thoát trong ống cống.
- Tắc nghẽn do thực phẩm gây ra: Ở một số nhà hàng quán ăn hoặc các nhà vệ sinh công cộng thì việc đổ thức ăn thừa vào bồn cầu chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tắc nghẽn. Khi sử dụng nước nóng sẽ giúp đánh bay các lớp dầu mỡ bị bị đóng cứng ở trong lòng ống thoát khiến cho các chất thải dễ dàng trôi xuống bể phốt.
- Tắc nghẽn do lượng lớn chất thải: Trường hợp này thường xảy ra do lượng nước trong két xả không đủ để tạo ra áp lực đẩy trôi các chất thải xuống hầm cầu. Việc dùng lượng lớn nước nóng có thể tạo ra áp lực lớn và thông tắc bồn cầu hiệu quả.
2. Tổng hợp 4 cách thông bồn cầu bằng nước nóng 100% hiệu quả
Sử dụng nước nóng cùng nước rửa bát
Kết hợp giữa nước nóng và nước rửa bát tạo ra một hỗn hợp mạnh mẽ có thể làm tan chất cặn và dầu mỡ bám chặt bên trong ống cống.
- Bước 1: Để thực hiện, đầu tiên hãy đun nước cho đến khi nước sôi ở mức 70 đến 80 độ C.
- Bước 2: Sau đó đổ một lượng vừa đủ nước rửa bát vào bồn cầu.
- Bước 3: Tiếp theo, đổ nước nóng vào bồn cầu sao cho đủ lượng để tác động vào sâu bên trong ống cống.
- Bước 4: Chờ khoảng 15-20 phút để hỗn hợp nước nóng và nước rửa bát hoạt động trong ống cống và kiểm tra hiệu quả bằng cách giật cần gạt xả nước.
Hỗn hợp nước nóng, baking soda và giấm
Baking soda có tính bazơ nhẹ, khi kết hợp với nước nóng và giấm, nó tạo ra phản ứng hóa học với các axit và chất cặn trong ống cống. Phản ứng này tạo ra các khí carbon dioxide (CO2) nhẹ, tạo ra áp lực đẩy các chất cặn ra khỏi ống cống. Đồng thời, giấm cũng có tính chất làm sạch và khử trùng, giúp loại bỏ vi khuẩn và mùi khó chịu trong ống cống.
- Bước 1: Bắt đầu bằng việc đổ một cốc giấm trắng vào bồn cầu.
- Bước 2: Sau đó, thêm khoảng một nửa cốc baking soda vào bồn cầu.
- Bước 3: Đổ nước nóng khoảng 70 đến 80 độ C vào bồn cầu, đủ lượng để lấp đầy tác động đến ống cống.
- Bước 4: Chờ khoảng 5-10 phút để hỗn hợp giấm, nước nóng và baking soda hoạt động trong ống cống làm phân rã các chất thải.
- Bước 5: Nhấn xả mạnh hoặc đổ thêm một lượng nước lớn để đẩy toàn bộ chất cặn xuống hầm cầu.
Cách thông bồn cầu bằng nước nóng và Coca Cola
Áp dụng nhiệt độ cao từ nước nóng giúp tăng tốc độ phản ứng hóa học và làm mềm chất cặn, làm cho việc loại bỏ chúng trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong Coca-Cola có chứa axit phosphoric có tính chất axit mạnh, phá vỡ các liên kết hóa học giữa các phần tử cặn, làm cho chúng dễ dàng tan ra.. Khí CO2 trong Coca Cola cũng góp phần tạo ra áp lực bên trong ống cống, đẩy các chất thải ra khỏi ống cống nhanh chóng.
- Bước 1: Đổ hết chai Coca Cola 1,5 lít vào trong bồn cầu rồi đậy nắp để qua đêm.
- Bước 2: Tiếp tục đổ một xô nước nóng lớn vào trong bồn cầu để tạo áp lực thông tắc bồn cầu.
- Bước 3: Sau đó khoảng 20 phút thì nhấn xả nước và kiểm tra tình trạng nghẹt, có thể thực hiện lặp lại nhiều lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: 4+ Nguyên nhân bồn cầu không tự bươm nước được và cách khắc phục Dùng nước nóng và bột thông cống hiệu quả cao
Đối với các trường hợp tắc nghẹt nặng và muốn đem lại hiệu quả cao nhất thì tốt nhất nên sử dụng cách thông bồn cầu bằng nước nóng và bột thông cống chuyên dụng.
- Bước 1: Cho bột thông cống vào trong bồn cầu theo đúng hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và để qua đêm.
- Bước 2: Sáng hôm sau chuẩn bị một thùng nước nóng lớn ở nhiệt độ 70 đến 80 độ rồi dội thẳng vào bồn cầu.
- Bước 3: Xả lại bằng gạt nhấn xả của bồn cầu để kiểm tra hiệu quả, có thể thực hiện lại nhiều lần để đem lại kết quả như mong đợi.
3. Lưu ý khi áp dụng cách thông bồn cầu bằng nước nóng
Trong quá trình thực hiện thông bồn cầu bằng nước nóng, cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây nhằm đảm bảo hiệu quả thông tắc tốt nhất.
- Đảm bảo đúng liều lượng các nguyên liệu khi thực hiện thông tắc để tránh phát sinh những rủi ro ngoài ý muốn.
- Nước nóng để dùng thông tắc bồn cầu không được sử dụng loại 100 độ C mà chỉ nên ở độ nóng 70 đến 80 độ C - mức nhiệt này vừa đủ để tác động lên chất thải đẩy mạnh quá trình phân rã mà không gây ảnh hưởng đến lớp men sứ cũng như nứt vỡ bồn cầu.
- Thực hiện từ tốn từng công đoạn theo hướng dẫn, đặc biệt là lúc đổ nước sôi vào bồn cầu phải thật cẩn thận để tránh phát sinh tình trạng bị bỏng do văng bắn ra ngoài.
- Chỉ nên áp dụng cách thông bồn cầu bằng nước nóng trong các trường hợp chất thải mềm, hữu cơ. Nếu tình trạng tắc do lắp đặt sai cách hoặc hầm chứa quá tải thì cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia.
Việc sử dụng nước nóng để thông tắc bồn cầu không chỉ là một phương pháp tiết kiệm và dễ thực hiện, mà còn là một giải pháp an toàn cho môi trường. Bằng cách tận dụng các nguyên liệu thông thường có sẵn trong nhà, chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Rất mong với 4 cách thông bồn cầu bằng nước nóng chia sẻ phía trên sẽ giúp cho bồn cầu nhà bạn hoạt động trơn tru trở lại. Ngoài ra, đối với
bồn cầu Inax cao cấp,
bồn cầu Viglacera,
bồn cầu Jomoo hay bất kỳ thương hiệu nào bạn cũng sử dụng được cách thông bồn cầu này nhé.