Ưu điểm của keo dán gạch
Hiện nay hầu hết các loại gạch lát nền mang nhiều tính năng ưu việt, có khả năng chống thấm rất tốt nên sử dụng keo dán gạch thay vì sử dụng xi măng. Nếu dùng keo dán gạch bạn có thể ngâm gạch trước khi ngâm hoặc không vì nước rất khó thẩm thấu gây nên hiện tượng thấm ngược lên men gạch qua lớp keo dán gạch vì chúng có độ nhớt cao.
Hướng dẫn thi công gạch lát nền dùng keo dán gạch
Sau đây Showroom Hải Linh sẽ hướng dẫn thi công gạch lát nền khi dùng keo dán gạch dễ dàng, nhanh chóng.
Dụng cụ gồm có: Bay răng cưa, bay xây, thước thủy Vi - no, thước bộ dài 2m, thước vuông góc, ke nêm và kìm bấm, bàn cắt gạch, dây căng, thước dây, máy cắt gạch cầm tay, laser mặt phẳng.
Trước khi lát gạch, bạn hãy dùng máy khuấy đều keo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Căng dây và lấy các góc vuông bằng cách dùng máy laze, để vị trí cắt vào các góc khuất đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Bước 1: Đưa keo dán gạch xuống sàn, dùng bay cưa trải đều vào vị trí lát viên gạch
Bước 2: Đặt viên gạch vào vị trí cần lát, dùng hít kính để nâng, đặt viên gạch vào vị trí cần lát, lát theo chiều mũi tên và dòng chữ dập nổi dưới đáy viên gạch để đảm bảo tính thẩm mỹ của các hoa văn trên gạch đồng nhất. Sử dụng búa cao su gõ nhẹ lên mặt viên gạch, sao cho keo dán gạch tràn đều ra, 2 cạnh viên gạch trùng với 2 bên dây căng.
Bước 3: Đặt ke nêm, đặt 2 ke nêm vào cạnh của viên gạch vừa lát
Bước 4: Lát các viên gạch theo hướng của dây tương tự như khi thi công viên đầu tiên, dùng kìm bấm điều chỉnh để các mặt gạch khớp với nhau cho đến hết mặt sàn, phá bỏ ke nêm.
Bước 5: Sau khi lát xong từ 1-2h làm sạch bề mặt sàn dùng bay xây hoặc mũi dao đi học 3 -5mm để trét mạch, dùng keo chít mạch hoặc xi măng trắng phù hợp với màu gạch để chít mạch.
Bước 6: Sau khi lát xong có thể dùng khăn khô vệ sinh mặt sàn. Sau 24h, sàn đã khô hoàn toàn thì có thể dùng nước lau sàn sạch sẽ.
Tham khảo thêm: Công thi công gạch ốp tường bao nhiêu tiền 1m2?
Hầu hết các loại gạch lát nền chủ yếu làm từ đất sau quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn khắt khe trở thành viên gạch lát nền sáng bóng, bắt mắt. Gạch lát nền được liên kết với nhau bởi nhiệt độ, keo và lực nén ép đủ cường độ.
Vì thế bên trong gạch lát nền còn bụi bẩn bám vào những lỗ hổng khí do quá trình sản xuất gạch tạo ra. Trước khi tiến hành thi công, cần phải ngâm gạch lát nền vào trong nước. Việc này sẽ loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, các lỗ hổng được thông thoáng, dễ dàng lấp đầy khi thi công.
Cũng chính vì ngâm nước trước sẽ giúp các chất bám dính được sử dụng trên gạch liên kết với lớp keo dán, hồ được chặt hơn. Diện tích tiếp xúc cũng cao hơn, hạn chế tối đa được lỗi hỏng gạch.
Gạch lát nền được làm từ chất liệu đất và liên kết với nhau bằng một số vật liệu đặc thù như keo, bằng 1 lượng nhiệt đủ độ và bằng lực ép đủ cường độ.
Tác dụng của ngâm nước sẽ khiến viên gạch ốp lát được sạch sẽ, lỗ hổng gạch thông thoáng, khi thi công keo dễ dàng lấp đầy, độ bám dính cao hơn.
Các loại gạch ốp tường, gạch lát nền nếu dùng keo dán gạch, ke dán gạch đều cần ngâm nước trước khi thi công, thời gian ngâm từ 10 – 15 phút, ngâm lâu quá cũng không tốt.
Hiện nay, thay vì chọn xi măng thì rất nhiều gia đình chọn keo dán gạch, ke dán gạch vững chắc. Với một số gạch lát cao cấp có những nguyên tắc và thời gian ngâm nước riêng để phát huy công dụng và khả năng thi công đạt tiêu chuẩn.
Quy tắc chung là gạch lát nền phải được ngâm trong nước sạch, nước đảm bảo không chứa phèn. Thời gian ngâm gạch là ít nhất 1 tiếng trước khi thi công. Theo kinh nghiệm xây dựng, nếu viên gạch không được ngâm đủ thời gian yêu cầu thì khi dán keo, ke dán gạch chúng sẽ bị thấm hút ngược lại những lỗ trống có sẵn trên gạch. Dẫn đến hiện tượng thấm ngược, gạch bị loang lổ hoặc lệch màu.
Dưới đây là 6 loại gạch cần ngâm nước trước khi thi công
Gạch men: Là loại gạch ốp lát nền phổ biến nhất hiện nay. Gạch men được làm từ thạch cao, đất sét, cao lanh cùng rất nhiều nguyên liệu khác. Sau khi nung, gạch sẽ được phủ 1 lớp men sáng bóng, khả năng chịu lực tốt, không thấm hút nước.
Gạch bóng kiếng: Gạch này được tạo từ bột đá đã qua ép, xây và nung ở nhiệt độ cao. Vì thế nó có độ cứng lớn, sử dụng thi công các công trình lớn như khu văn phòng, trung tâm thương mại,….
Gạch bông: Đây là loại gạch được làm từ bột đá, xi măng, cát và các loại phụ gia khác. Gạch này ít thấm nước, độ cứng tốt, tính ứng dụng cao, sử dụng tạo điểm nhấn trong các công trình nhà ở, nhà hàng, quán cafe mang hơi hướng cổ điển.
Gạch Granite: Thành phần được làm từ đất sét, tràng thạch anh và một số nguyên liệu khác. Gạch có độ cứng lớn, chịu được áp suất cao, dễ vệ sinh, lau chùi, thường được sử dụng trong các công trình như khách sạn, biệt thự, nhà phố.
Gạch Ceramic: Được làm từ đất sét, cát và một số nguyên liệu khác. Vì gạch Ceramic nung ở nhiệt độ cao, độ cứng lớn, được sử dụng để lát nền tại các cửa hàng, nhà phố, showroom.
Gạch giả gỗ: Gạch giả gỗ là gạch có đường vân, màu sắc tương tự vân gỗ tự nhiên, ít trầy xước, chịu va đập và chống thấm nước tốt.
Vừa rồi chúng tôi đã hướng dẫn thi công gạch lát nền đúng kỹ thuật, đảm bảo gạch có độ bền cao, không bị bong tróc, phồng rộp theo thời gian. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với hệ thống Showroom Hải Linh nhận tư vấn miễn phí.
Biên tập viên: Hải linh
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan