Chất lượng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn gạch ốp lát. Mỗi khu vực riêng biệt sẽ sử dụng một loại gạch riêng không cố định. Để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn gạch ốp lát. Sau đây là cách phân biệt xương gạch chi tiết nhất với 3 dòng: Gạch xương bán sứ, gạch xương ceramic và gạch xương granite.
Xương gạch Ceramic là sản phẩm được cấu tạo từ 70% đất sét và 30% là tràng thạch. Sau khi được chọn lọc và tinh chế nguồn nguyên liệu, hỗn hợp sẽ được đúc thành một viên gạch thành phẩm và nung ở nhiệt độ từ 1000 đến 1250 độ C.
Vì Ceramic là loại gạch gốm với 70% thành phần là đất sét nên không được bền như các loại gạch Granite. Dễ bị sứt mẻ khi va đập, khả năng chống thấm chưa cao, tuổi thọ ngắn hạn. Giá thành các sản phẩm gạch Ceramic khá rẻ nên phù hợp với đa số người tiêu dùng Việt.
Họa tiết hoa văn chân thực, sống động, bề mặt có độ bền cao. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, gạch không được bền màu và rất dễ bị trầy xước.
Màu sắc của xương gạch Ceramic sẽ có màu đỏ hoặc nâu.
Thành phần cốt xương gạch và nhiệt độ nung thấp nên kết cấu của gạch không bền như gạch Granite. Độ thấm hút nước của gạch cao, rất dễ đổ mồ hôi, đọng nước trên bề mặt gạch trong những ngày thời tiết nồm ẩm.
Các sản phẩm gạch xương Ceramic chỉ nên sử dụng cho ốp tường khu vực nội thất hoặc lát nền cho khu vực có mật độ đi lại thấp, ít chịu mài mòn.
Giá thành sản phẩm phải chăng, thấp hơn so với dòng gạch Granite.
Gạch Ceramic sẽ có 3 loại: Ceramic phủ men 1 lần < Ceramic phủ men 2 lần < Ceramic bán sứ phủ men.
Gạch Granite là dòng gạch ốp lát cao cấp được gọi với cái tên khác là gạch đồng chất. Dòng sản phẩm này có sự đồng nhất chất liệu từ phần đáy lên tới bề mặt gạch. Thành phần của xương gạch Granite sẽ bao gồm 70% là bột đá và 30% là đất sét.
Dòng gạch Granite được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu nên từng viên gạch khi được đưa ra thị trường đều sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: Có độ cứng cao, độ thấm hút nước <0.1%, kết cấu gạch không có lỗ rỗng, bề mặt gạch được phủ men cao cấp, có độ ma sát cao, chống trượt trượt và không bị bám rêu mốc trong thời gian dài sử dụng.
Màu sắc của xương gạch được tạo ra do được pha vào cốt liệu nên sản phẩm sẽ không bị phai màu, bề mặt có độ bóng hoàn hảo do công nghệ mài bóng tạo nên. Vì vậy tuổi thọ của các sản phẩm gạch Granite sẽ có tuổi thọ dài, không bị bong tróc sau một thời gian như các dòng gạch Ceramic.
Dòng gạch xương Granite phù hợp sử dụng cho nhiều công trình, khu vực có mật độ đi lại cao, chịu nhiều áp lực như: Sảnh khách sạn, sảnh văn phòng, khu nghỉ dưỡng, khu vực ngoại thất, cầu thang, thang máy…
Trên thị trường hiện nay, giá thành của các sản phẩm gạch Granite khá cao. Tùy dòng gạch sẽ có sự chênh lệch nhất định. Có thể kể tới các dòng gạch nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Ý, Ấn Độ đến các dòng trong nước như Viglacera, Đồng Tâm...
Gạch xương bán sứ (hay còn được gọi là Semi Porcelain) là dòng gạch có độ hút nước dao động từ 0.5% đến 3%. Đây là loại xương gạch nằm giữa xương Ceramic và Granite. Thành phần chủ yếu sẽ bao gồm đất sét, bột đá và một số chất phụ gia khác. Chất lượng gạch được đánh giá cao với kết cấu gạch vững vàng, khả năng chịu áp lực cực tốt và sở hữu nhiều đặc tính gần giống với xương gạch Granite.
Độ thấm hút nước cao hơn với thành phần cốt xương gạch và nhiệt độ nung thấp hơn nên khả năng kết khối kém hơn, tạo nên độ thấm hút nước cao hơn, khi sử dụng lâu dài sẽ khó giữ được vẻ đẹp ban đầu.
Cường độ chịu lực trung bình, dễ bị sứt mẻ khi va đập. Phạm vi ứng dụng đối với dòng gạch Semi Porcelain ưu tiên dùng cho ốp tường nội thất hoặc lát sàn nơi có ít chịu mài mòn, ít chịu lực. Giá thành sản phẩm vừa phải, thấp hơn so với gạch Granite, phù hợp với mức thu nhập của đa số người Việt.
Bài viết trên đây, Showroom Hải Linh đã cung cấp tới khách hàng khái niệm và cách phân biệt 3 loại xương gạch phổ biến trên thị trường hiện nay. Khách hàng đang quan tâm và có nhu cầu tham khảo sản phẩm vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Biên tập viên: Hải Linh
Ý kiến bạn đọc
Tin liên quan