Ngồi đi vệ sinh như thế nào được cho là tốt cho sức khỏe?

18/01/2022
Bao nhiêu người trong chúng ta biết ngồi đi vệ sinh đúng cách và tốt cho sức khỏe. Bạn có biết ngồi vệ sinh sai cách tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau nhé!
ngoi di ve sinh nhu the nao tot cho suc khoe

1. Ngồi đi vệ sinh như thế nào được cho là tốt cho sức khỏe?

Hệ tiêu hóa của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tư thế ngồi đi vệ sinh. Về cơ bản sẽ có 2 kiểu ngồi khi các bạn đi vệ sinh đó là: ngồi xổm và ngồi bệt. Tuy nhiên, ngồi biệt sẽ phổ biến hơn, vì đa phần hiện các gia đình, trường học, tòa văn phòng hay bất cứ cơ quan nào cũng lắp bồn cầu 1 khối, 2 khối. Hơn nữa nhiều người ngồi bệt vì họ cho rằng ngồi bệt sẽ sạch, thuận tiện, không mỏi chân.
Nhưng theo góc độ khoa học, ngồi bệt là tư thế đi vệ sinh không đúng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngồi bệt khi đi vệ sinh tạo một lực lớn cho ruột và cơ vòng hậu môn khiến cửa ruột không mở hoàn toàn.
Cùng với đó, vách đại tràng không đồng nhất về cấu tạo, có chỗ vách ngăn sẽ yếu và hẹp hơn. Khi đi vệ sinh ngồi bệt, áp lực những dư thừa qua ruột tăng cao hơn, niêm mạc yếu sẽ đẩy ra khỏi vách ngăn. Lâu ngày sẽ tạo thành túi nhỏ, kích thước 2-6cm, rất dễ gây viêm túi thừa đại tràng. 
ban co biet tu the di ve sinh nao dung nhat va tot cho suc khoe
Nên ngồi đi vệ sinh bệt hay xổm? Đúng cách là ngồi xổm nhé
>>>> Vậy ngồi đi vệ sinh như thế nào được cho là tốt cho sức khỏe?
Tư thế đi vệ sinh đúng cách là tạo được 1 góc nghiêng 35 độ giữa phần thân người và chân. Tư thế này là ngồi xổm.
  • Khi ngồi góc nghiêng, ruột kết được giữ thẳng, chất thải dễ dàng đưa ra bên ngoài.
  • Còn nếu ngồi bệt ở góc 90 độ, ruột kết bị thắt ở ống hậu môn, tạo đường cong, phân khó bị đẩy ra ngoài hơn. Kiểu ngồi bệt cũng gây áp lực cho hậu môn, vùng xương chậu.
tu the ngoi ve sinh dung cach
Tư thế ngồi nghiêng một góc 35 độ sẽ giúp hệ tiêu hóa trơn tru hơn

2. Tư thế đi vệ sinh sai cách sẽ dễ mắc bệnh gì?

Nhiều người chủ quan cho rằng tư thế đi vệ sinh sai cách không sao, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cảnh báo, tư thế ngồi vệ sinh sai cách có thể gây các bệnh đường tiêu hóa sau:
  • Bệnh trĩ: Đi kèm hiện tượng táo bón, đi vệ sinh sai cách cùng với chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, uống ít nước sẽ gây táo bón. Lâu ngày các đám rối hậu môn giãn ra quá mức do chịu áp lực lớn. Bệnh với biểu hiện đại tiện ra máu, táo bón, đau rát dữ dội.
  • Viêm đại tràng: Đi vệ sinh sai cách, phân chất thải không được đẩy ra ngoài hoàn toàn, lâu ngày sẽ gây viêm. Đường ruột không hấp thụ thêm chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng, suy yếu sức đề kháng, rối loạn tăng sinh tế bào dễ dẫn đến ung thư đại tràng.
  • Bệnh về khung xương chậu: Ngồi vệ sinh sai cách phần ruột già bị xệ, gây áp lực lên hậu môn, làm tăng gánh nặng cho khung xương chậu
di ve sinh sai cach tac dong khong tot den suc khoe
Ngồi vệ sinh sai cách dễ gây viêm đại tràng
>>> Vì thế bạn nên ngồi vệ sinh đúng cách sẽ giúp tránh được bệnh đường tiêu hóa đặc biệt là viêm túi thừa đại tràng. Nếu bạn đã quen ngồi bệt, ở nhà hoặc nơi làm việc chỉ lắp đặt bồn cầu 1 khối, 2 khối thì hãy kê ở chân 1 cái ghế hoặc nghiêng mình ra phía trước nhiều hơn để tạo nên góc 35 độ nhé.

3. Sai lầm thường gặp khi đi vệ sinh

90% trong số chúng ta mắc phải những sai lầm này khi đi vệ sinh. Cụ thể là:
  • Đi vệ sinh quá lâu: Trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0 rất nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh, vừa xem điện thoại, lướt mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu đi đại tiện trong khoảng 2 phút bạn sẽ kiểm soát được 70% nguy cơ bệnh đường tiêu hóa. Ngồi lâu khiến chân tê mỏi, chuột rút.
  • Nhịn đi vệ sinh: Khi muốn đi vệ sinh bạn phải đi ngay. Nhiều người có tâm lý, đợi xong việc sẽ đi nhưng lâu dần bàng quang giãn, áp lực lên đại tràng, hậu môn, làm giảm hấp thụ dinh dưỡng, gây bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Rặn quá sức: Hiện tượng này rất phổ biến với người bị táo bón. Việc rặn và nín thở sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ, gây nứt hậu môn. Hãy bổ sung nhiều nước, chất xơ để đại tiện dễ hơn.
  • Nên theo dõi màu nước tiểu thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh đường tiết niệu, rối loạn chuyển hóa, gan…
cac sai lam thuong gap khi di ve sinh
Không nên dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Bài viết trên, Hải Linh đã chia sẻ vấn đề được rất nhiều người quan tâm là ngồi đi vệ sinh như thế nào cho là đúng cách và tốt cho sức khỏe. Hy vọng các bạn có những thông tin hữu ích trong đời sống. Hãy truy cập website thường xuyên để có những kiến thức bổ ích.

Biên tập viên: HaNa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây