Bình nóng lạnh thường có công suất từ 1.500W – 4.500W (tức 1.5kW – 4.5kW), tùy thuộc vào dung tích và loại máy:
Công suất lớn tiêu thụ điện năng sẽ lớn hơn nên tốn nhiều tiền điện hơn
Công suất càng lớn thì khả năng làm nóng càng nhanh, nhưng cũng tiêu tốn nhiều điện năng hơn nếu sử dụng không đúng cách.
Để tính được lượng điện tiêu thụ của bình nóng lạnh, bạn có thể áp dụng công thức:
Điện năng tiêu thụ bình nóng lạnh = Công suất bình (kW) x Thời gian sử dụng (giờ) x Số ngày dùng
Cần tính toán mức tiêu hao điện năng của bình nóng lạnh trước khi mua
Bạn sử dụng bình nóng lạnh gián tiếp có công suất 2.500W (tức 2.5kW), mỗi ngày bật 30 phút (0.5 giờ), dùng đều 30 ngày/tháng:
=> 2.5kW x 0.5h x 30 ngày = 37.5 kWh/tháng
Nếu giá điện trung bình là 2.000 đồng/kWh, thì chi phí điện hàng tháng cho bình nóng lạnh là khoảng:
37.5 x 2.000 = 75.000 đồng/tháng
Tất nhiên, mức tiêu thụ thực tế còn phụ thuộc vào:
Kiểu bình nóng lạnh bạn đang dùng (gián tiếp hay trực tiếp)
Tần suất sử dụng mỗi ngày
Thời gian bật máy
Nhiệt độ mong muốn đã được cài đặt và môi trường xung quanh
Câu trả lời là: Có thể tốn điện nếu dùng sai cách.
Dùng bình nóng lạnh sai cách sẽ lãng phí điện năng, ảnh hưởng tuổi thọ
Bình nóng lạnh là thiết bị công suất lớn nên tiêu thụ điện cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng hợp lý, bạn hoàn toàn có thể giảm mức tiêu thụ điện đáng kể mà vẫn đảm bảo nước nóng đủ dùng.
Để giảm hóa đơn điện hàng tháng, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Không nên bật hoặc sử dụng bình nóng lạnh cả ngày. Với bình gián tiếp, chỉ cần bật 15–20 phút trước khi dùng rồi tắt, nước vẫn giữ nhiệt trong vài giờ.
Chỉ sử dụng bình nước nóng khi cần thiết và cân đối thời gian để tắt
Nhiệt độ quá cao không chỉ gây nguy hiểm mà còn làm máy tiêu hao nhiều điện hơn. Nhiệt độ lý tưởng nên để ở mức 40–50 độ C.
Bình bị cặn bám ở thanh đốt sẽ giảm hiệu suất, làm máy phải hoạt động lâu hơn để làm nóng nước. Nên bảo trì, vệ sinh định kỳ 6–12 tháng/lần.
Nên cho bình nước nóng lạnh bảo dưỡng định kỳ bởi thợ, nhân viên có chuyên môn, kỹ thuật
Các mẫu bình nóng lạnh hiện nay có dán tem nhãn năng lượng, xếp từ 1 đến 5 sao. Bạn nên chọn loại từ 4 sao trở lên, có công nghệ chống rò điện, tự ngắt khi đạt nhiệt độ – vừa an toàn vừa tiết kiệm.
Đối với bình nóng lạnh gián tiếp, nên rút điện hoặc tắt công tắc sau khi sử dụng để tránh hao phí điện năng và tăng độ bền thiết bị.
Nên rút điện bình nóng lạnh ngay sau khi sử dụng để tăng độ bền và tiết kiệm điện năng
Riêng với bình nóng lạnh trực tiếp, thường có bộ điều chỉnh nhiệt và hệ thống ngắt tự động, nên không nhất thiết phải rút điện, nhưng vẫn cần tắt công tắc sau khi dùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Để chọn bình nóng lạnh tiết kiệm điện, bạn nên ưu tiên:
Thương hiệu uy tín: Ariston, Ferroli, Rossi, Picenza, Panasonic, Inverter…
Có công nghệ tiết kiệm điện như Eco, Inverter, hẹn giờ tắt/mở
Dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng (15L, 30L, 50L…)
Có tem tiết kiệm năng lượng từ 4 sao trở lên
Bảo hành chính hãng, rõ ràng
Cần lựa chọn sản phẩm chính hãng và có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ để tiết kiệm điện
Bình nóng lạnh là thiết bị tiêu tốn điện ở mức vừa phải nếu bạn dùng đúng cách. Trung bình, mỗi tháng tiêu thụ khoảng 30 – 50 số điện, tương ứng với 60.000 – 100.000 đồng tiền điện. Việc lựa chọn bình chính hãng, kết hợp với thói quen bật/tắt hợp lý, điều chỉnh nhiệt độ thông minh và bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm.
Chọn mua nóng lạnh chính hãng, giá tốt ghé Hải Linh ngay
Bạn đang phân vân không biết chọn mẫu bình nóng lạnh nào tiết kiệm điện, phù hợp với nhu cầu? Hãy đến Showroom Hải Linh để được tư vấn tận tình và chọn đúng sản phẩm với mức giá ưu đãi nhất.
Biên tập viên: Hải Linh
Ý kiến bạn đọc